Số ca bệnh Đau Mắt Đỏ đang tăng đột biến trong thời gian qua, bạn cần lưu ý những gì? ❗Viêm kết mạc do vi rút Adenovirus gây đau mắt đỏ, thường kèm sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, ghèn dính mí mắt, và nổi hạch. Bệnh dễ lây lan, cần nghỉ 5-7 ngày và hạn chế tiếp xúc.
❗Bấm vào đây để xem chi tiết Số ca bệnh Đau Mắt Đỏ đang tăng đột biến trong thời gian quan, bạn cần lưu ý những gì? Trong bài viết này, Sunrose.vn sẽ cho bạn biết các dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa căn bệnh Đau Mắt Đỏ:
⚠️Đây là căn bệnh cấp tính, lúc đầu người bệnh chỉ bị đau một mắt, sau đó lây sang mắt kia. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với bệnh nhân.
⚠️ Đây là căn bệnh dễ lây lan và tốc độ lây truyền nhanh chóng. Nhất là khi dịch rỉ của mắt người bệnh bị phát tán, tiếp xúc với người lành.
🌡️ Dấu hiệu nhận biết: + Mắt bị sưng đỏ, bị ngứa và khó chịu. + Bị tiết dịch ở mắt, chảy nước mắt, mắt hay bị dính, khó mở sau khi ngủ dậy. + Đau mắt đỏ khiến mí mắt chùng xuống, khiến bệnh nhân cảm giác nặng nề, không cân xứng giữa hai mắt. + Nặng hơn, tình trạng xuất huyết ở kết mạc hay nước mắt màu hồng sẽ xuất hiện
🛡️ Biện pháp phòng ngừa:
Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần thực hiện:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch
2. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
3. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
4. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường
5. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh
6. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
7.Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng