
Ung thư gan nên ăn gì là vấn đề rất được quan tâm. Vì điều này giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi thể lực và nâng cao hiệu quả của các biện pháp điều trị khác. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời bạn tham khảo nội dung sau đây!
Tại sao dinh dưỡng có vai trò quan trọng với bệnh nhân ung thư gan?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ quan trọng với một người khỏe mạnh, mà với các trường hợp bị ung thư gan, điều này càng cần được quan tâm hơn nữa.
Trước hết, khi gan bị bệnh, mọi hoạt động trao đổi chất của cơ thể đều bị ảnh hưởng, nếu cung cấp quá nhiều chất đạm, béo… sẽ tạo gánh nặng lớn lên gan, các tế bào dễ bị tổn thương và khiến tình trạng bệnh có nguy cơ trầm trọng hơn.
Ngoài ra, khi tiến hành điều trị ung thư gan, cơ thể cần đủ năng lượng và dinh dưỡng để duy trì thể trạng và có sự đáp ứng tốt hơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ của một số biện pháp sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, buồn nôn, có vị tanh trong miệng… dẫn đến chán ăn, bỏ bữa. Do đó, người bị ung thư gan không cần quá khắt khe trong chế độ ăn, bạn có thể linh hoạt lựa chọn các thực phẩm dễ chế biến, làm tăng cảm giác ngon miệng và dùng kèm các sản phẩm tăng sức đề kháng và giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị hóa trị, xạ trị.
Ung thư gan nên ăn gì?
Trong mỗi giai đoạn, dinh dưỡng cho người mắc ung thư gan đều có những lưu ý cụ thể. Cùng tham khảo bạn nhé!
Trước khi điều trị
Bạn hãy bắt đầu tập trung sử dụng các thực phẩm lành mạnh ngay cả trước khi bắt đầu điều trị, bởi bạn không thể biết việc trị liệu sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào, có gây nên tác dụng nguy hại không? Đó là lý do tại sao bạn nên bổ sung dinh dưỡng tốt ngay từ sớm. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Bệnh nhân nên bổ sung các loại hạt, sữa chua, rau xanh, gạo lứt hay những ngũ cốc nguyên hạt khác…
Trong quá trình điều trị
Để có thể đảm bảo duy trì điều trị, bạn hãy cố gắng ăn đủ protein và chất đường bột lành mạnh. Điều này sẽ giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh và giúp cải thiện những tác dụng phụ do các chuỗi trị liệu gây nên.
- Thực phẩm giàu protein bạn nên bổ sung bao gồm:
- Thịt nạc, gà và cá.
- Trứng.
- Đậu, quả hạch và hạt.
- Phô mai, sữa và sữa chua.
Ngoài ra, hãy cố gắng bổ sung nhiều trái cây và rau mỗi ngày, bao gồm: Các loại rau màu xanh đậm hoặc vàng đậm, và trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa như cam, bưởi, táo…
Bên cạnh các thực phẩm ăn uống hằng ngày, trên thị trường cũng có nhiều loại thực phẩm chức năng nhằm bổ sung chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng và giảm thiểu các tác dụng phụ do hóa trị và xạ trị gây ra bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bạn nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước ép trái cây, vừa giúp tăng cường nước, vừa cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Các chuyên gia cũng khuyên người bị ung thư gan nên chia nhỏ các bữa ăn, có thể ăn bất kỳ lúc nào thấy đói để năng lượng được duy trì đều đặn. Bạn hãy chuẩn bị trước những món ăn nhẹ như: Sữa chua, ngũ cốc, pho mát, súp… đều là những gợi ý rất tốt cho bệnh ung thư gan nên ăn gì.
Nhiều trường hợp cho thấy, một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn nhỏ ngay trước buổi thực hiện hóa trị hay xạ trị sẽ giúp người mắc đỡ hẳn cảm giác buồn nôn, người mệt mỏi.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm theo giá trị dinh dưỡng, bạn cũng cần chú ý đến cách chế biến và bày trí để làm tăng cảm giác ngon miệng.
Giải pháp mới cực hiệu quả giúp ngăn ngừa ung thư gan tiến triển
Hiện nay, bên cạnh việc tìm hiểu ung thư gan nên ăn gì thì để điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng thêm các hoạt chất có nguồn gốc từ tự nhiên, giúp chống oxy hóa hữu hiệu, ức chế sự tiến triển của khối u, đồng thời tăng cường miễn dịch từ bên trong, nhờ đó nâng cao thể trạng cho người bệnh. Có thể kể đến như fucoidan (trong tảo nâu), beta glucan (từ nấm Agaricus)… đều đã được nghiên cứu và chứng minh đạt được những tác dụng trên.
Tùy trường hợp cụ thể mà có cách sử dụng cũng như liều lượng khác nhau. Mặc dù các chất trên đều khá an toàn cho cơ thể, nhưng bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng kết hợp điều trị tốt nhất.
Cùng với đó, hãy duy trì một lối sống lành mạnh, tích cực tập luyện thể thao, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, sẽ giúp tình trạng bệnh của bạn chuyển biến tích cực hơn. Bạn có thể tham khảo những bộ môn như: Thiền định, khí công, yoga, hay đơn giản là đọc sách, nghe nhạc, gặp gỡ người thân, bạn bè… đều sẽ giúp tinh thần thoải mái, phấn chấn, giúp bạn có thêm niềm tin trên con đường chống lại bệnh tật.