Hiện nay, ung thư phổi là một trong những bệnh u bướu có tỷ lệ mắc cao nhất tại nước ta. Việc tìm hiểu về yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa hiệu quả và nhanh chóng phát hiện bệnh sớm nhất có thể. Để có thông tin cụ thể hơn, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau!
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là tình trạng các tế bào trong phổi phát triển ngoài tầm kiểm soát. Bệnh sẽ bắt đầu từ phổi và có thể di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như não. Ung thư từ các cơ quan khác cũng có thể di căn đến phổi.
Ung thư phổi thường được nhóm thành hai loại chính:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ phổ biến hơn. Mỗi loại có đặc tính phát triển khác nhau và nên cũng được điều trị khác nhau.
Ung thư phổi có triệu chứng gì?
Thực tế, tùy cơ địa của mỗi người mà sự biểu hiện của ung thư phổi cũng khác nhau, hơn nữa, nó cũng phụ thuộc vào vị trí hoặc giai đoạn khối u tiến triển, một số người có các triệu chứng liên quan đến phổi, còn nếu ung thư phổi đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ có các triệu chứng đặc trưng tại cơ quan đó. Nhưng không ít trường hợp chỉ có biểu hiện mệt mỏi, cho tới khi ung thư phổi chuyển sang giai đoạn nặng. Các triệu chứng chung được ghi nhận là:
- Ho khan, hoặc có đờm nặng kéo dài.
- Đau tức ngực.
- Hụt hơi.
- Thở khò khè.
- Ho ra máu.
- Người rã rời, mệt mỏi.
- Sụt cân bất thường.
- Bên cạnh đó, bệnh có thể tiến triển ở người xuất hiện triệu chứng viêm phổi lặp đi lặp lại, các hạch bạch huyết ở vùng ngực sưng to.
Yếu tố nguy cơ của ung thư phổi
Có thể chia thành các yếu tố có thể thay đổi và các yếu tố không thể thay đổi
Yếu tố nguy cơ thay đổi được:
Hút thuốc lá
Cho đến nay, hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư phổi. Khoảng 80% trường hợp tử vong do ung thư phổi được cho là do hút thuốc và con số này có lẽ còn cao hơn đối với ung thư phổi tế bào nhỏ. Rất hiếm người chưa bao giờ hút thuốc bị ung thư phổi tế bào nhỏ.
Hút xì gà gần như có nguy cơ gây ung thư phổi tương đương hút thuốc lá. Lưu ý rằng, thuốc lá có tinh dầu bạc hà có thể làm tăng nguy cơ nhiều hơn vì tinh dầu bạc hà có thể cho phép người hút hít sâu hơn.
Thuốc lá điện tử là một thiết bị chứa nicotine, được FDA Hoa kỳ phân loại vào “sản phẩm thuốc lá”. Thuốc lá điện tử khá mới và cần phải nghiên cứu thêm để biết những tác động lâu dài bao gồm cả nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Khói thuốc
Nếu bạn không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác (được gọi là hút thuốc lá thụ động hoặc khói thuốc lá trong môi trường) có thể làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư phổi. Khói thuốc được cho là nguyên nhân gây ra hơn 7.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm.
Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư khác tại nơi làm việc
Các chất gây ung thư khác (tác nhân gây ung thư) được tìm thấy ở một số nơi làm việc có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm:
- Quặng phóng xạ như uranium
- Hóa chất hít vào như asen , berili, cadimi, silica, vinyl clorua, hợp chất niken, hợp chất crom, sản phẩm than, khí mù tạt và ete chloromethyl
- Khí thải diesel
Các yếu tối không thể thay đổi
Tiền sử từng xạ trị phổi
Những người đã từng xạ trị vào phần ngực do các bệnh lý khác, có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn, đặc biệt nếu họ hút thuốc.
Ô nhiễm không khí
Ở các thành phố, ô nhiễm không khí (đặc biệt là gần những con đường có nhiều người qua lại) dường như làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư phổi. Nguy cơ này ít hơn nhiều so với nguy cơ do hút thuốc gây ra, nhưng một số nhà nghiên cứu ước tính rằng trên toàn thế giới khoảng 5% tổng số ca tử vong do ung thư phổi có thể là do ô nhiễm không khí ngoài trời.
Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư phổi
Nếu bạn đã bị ung thư phổi, bạn có nguy cơ cao phát triển một bệnh ung thư phổi khác.
Anh, chị, em và con cái của những người đã từng bị ung thư phổi có thể có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn một chút, đặc biệt nếu người mắc bệnh được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn. Điều này có thể do yếu tố gen hoặc do họ cùng tiếp xúc với hóa chất độc phổi nào đó.
Chế độ ăn
Các nhà khoa học đang phân tích nhiều loại thực phẩm khác nhau để xem liệu chúng có gây ra nguy cơ mắc bệnh hay không. Bạn cần chú ý rằng, ở người có thói quen hút thuốc, khi bổ sung beta-carotene sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Ngoài ra, nguồn nước uống chứa asen (chủ yếu từ giếng khoan, giếng đào) cũng có thể khiến bệnh khởi phát.
Ngăn ngừa ung thư phổi bằng cách nào?
Mầm mống ung thư phổi có thể hiện diện ở bất cứ đâu xung quanh chúng ta, do đó, để ngăn ngừa bệnh lý này tiến triển, bạn hãy chú ý những lời khuyên sau đây:
Không hút thuốc: Hút thuốc lá gây ra khoảng 80% đến 90% trường hợp mắc và tử vong do ung thư phổi. Bởi vậy, để ngăn ngừa khả năng bệnh bùng phát, hãy ngừng ngay việc dùng thuốc lá.
Tránh khói thuốc: Như đã phân tích, khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tương tự như trực tiếp hút thuốc lá. Bởi vậy, bạn hãy nhắc nhở những người xung quanh hoặc tránh xa khu vực có người đang sử dụng thuốc để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Chú ý môi trường làm việc, nên có biện pháp hạn chế cơ thể tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, hóa chất…
Nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau xanh, trái cây, uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ hộ… cần hạn chế.
Tích cực tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hạn chế bệnh tật và bổ sung các chất có tác dụng tăng đề kháng cho cơ thể.
Liệu pháp tự nhiên giúp kiểm soát và ngăn ngừa ung thư phổi tiến triển
‘Phòng còn hơn tránh” là nguyên tắc quan trọng đối với sức khỏe. Để thực hiện được điều này, điều quan trọng hàng đầu chính là nâng cao miễn dịch, đồng thời bổ sung các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do và những yếu tố gây hại khác, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của các tế bào u. Hiện nay, xu hướng bổ sung những hoạt chất này từ thiên nhiên đang được rất nhiều người áp dụng. Nổi bật chính là Fucoidan.
Đây là hoạt chất được chiết xuất từ tảo nâu, trong đó, các loại tảo có nguồn gốc từ vùng Okinawa, Mozuku, Kombu, Mekabu (Nhật Bản) chứa hàm lượng cao nhất. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm chứng minh tác dụng của Fucoidan, cho thấy chúng có hiệu quả:
- Tăng cường miễn dịch, hạn chế tác động của các yếu tố gây hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa ung thư phổi hình thành.
- Điều hòa quá trình chết theo chu trình của tế bào (Apoptosis), kiểm soát sự tăng sinh của chúng, từ đó hạn chế quá trình di căn của các tế bào ung thư tới bộ phận khác trên cơ thể.
- Ức chế quá trình hình thành mạch máu mới nhằm cắt đứt nguồn nuôi dưỡng tế bào ung thư, khiến chúng không thể phát triển.
- Nhờ những tác dụng trên mà Fucoidan có thể kiểm soát sự tiến triển của ung thư phổi, nâng cao thể trạng cho người mắc, đồng thời ngăn ngừa bệnh khởi phát.