Papilloma thanh quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Papilloma thanh quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tìm hiểu chung papilloma thanh quản

Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát (Recurrent respiratory papillomatosis - RRP) là một tình trạng các khối u lành tính (không phải ung thư) phát triển trong đường dẫn khí từ mũi và miệng vào phổi (đường hô hấp). Mặc dù có thể phát triển ở bất cứ đâu trong đường hô hấp, nhưng u nhú thường xuyên phát triển ở thanh quản, gọi là bệnh u nhú thanh quản hay papilloma thanh quản.

Papilloma thanh quản là bệnh lành tính phổ biến nhất của thanh quản ở trẻ em, tuy nhiên tình trạng này có thể khởi phát ở trẻ em hoặc cả người lớn. Đây là một trong những tình trạng tổn thương mô học lành tính khó điều trị nhất, do papilloma thanh quản có xu hướng tái phát và lan rộng sang đường hô hấp lân cận. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị cũng như các biện pháp để phòng ngừa papilloma thanh quản.

 

Triệu chứng papilloma thanh quản

Những dấu hiệu và triệu chứng của Papilloma thanh quản

Bệnh papilloma thanh quản gây ra các triệu chứng tương tự bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây khàn tiếng ở trẻ em, người lớn bị papilloma thanh quản cũng có thể bị khàn giọng.

Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm:

  • Ho mãn tính;
  • Khó nuốt hoặc khó ăn uống;
  • Khó thở hoặc thở ngắn;
  • Các vấn đề như ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
 

Ho mãn tính có thể là một biểu hiện của papilloma thanh quản

Ho mãn tính có thể là một biểu hiện của papilloma thanh quản

 

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Papilloma thanh quản

Trong trường hợp các u nhú phát triển nhanh chóng có thể dẫn đến ngăn chặn đường thở của bạn. Một số ít trường hợp hiếm hoi cần phải mở khí quản ở người bệnh mắc papilloma thanh quản.

Các biến chứng khác liên quan đến điều trị phẫu thuật papilloma thanh quản bao gồm tái phát hoặc lây lan của bệnh sang các mô lân cận. Việc phẫu thuật loại bỏ quá mức cũng có thể dẫn đến sẹo dây thanh hoặc màng thanh môn. Những biến chứng này sẽ ảnh hưởng đến âm thanh khi nói chuyện của người bệnh. Một biến chứng khác của việc điều trị bằng phẫu thuật laser là cháy đường thở.

 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu gặp các triệu chứng chẳng hạn như khàn tiếng, ho mãn tính hoặc khó nuốt, khó thở, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng của mình. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các triệu chứng trên chứ không riêng papilloma thanh quản, tuy nhiên, bạn cần được chẩn đoán chính xác bởi bác sĩ để có những điều trị phù hợp.

 

Nguyên nhân papilloma thanh quản

Virus u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân gây ra papilloma thanh quản. Mặc dù hàng triệu người mắc HPV nhưng chỉ một số ít phát triển papilloma thanh quản.

Có khoảng 200 loạn HPV khác nhau, trong đó, HPV type 6 và type 11 chiếm 9/10 trường hợp u nhú đường hô hấp tái phát. Những loại HPV này cũng gây ra mụn cóc sinh dục.

Người lớn có thể lây nhiễm virus HPV type 6 và 11 gây papilloma thanh quản qua quan hệ tình dục bằng miệng, qua đường hậu môn hay qua bộ phận sinh dục.

Người đang mang thai bị mụn cóc sinh dục có thể truyền virus sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nguy cơ sẽ tăng lên nếu cha mẹ sinh con mới bị nhiễm bệnh hoặc chuyển dạ kéo dài. Chuyển dạ lâu hơn đồng nghĩa với việc em bé tiếp xúc với virus nhiều hơn.

 

Nhiễm virus u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân dẫn đến papilloma thanh quản

Nhiễm virus u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân dẫn đến papilloma thanh quản

 

Nguy cơ papilloma thanh quản

Những ai có nguy cơ mắc phải Papilloma thanh quản?

Papilloma có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người trưởng thành. Đối với papilloma thanh quản khởi phát ở tuổi vị thành niên, đây là một tình trạng ác tính hơn và gây ra các triệu chứng trước 12 tuổi. Thường trẻ em phát triển papilloma thanh quản là do lây nhiễm từ mẹ khi sinh con. Đối với papilloma thanh quản khởi phát ở người trưởng thành, chúng ít hung hãn và lây lan chậm hơn. Một số loại papilloma thanh quản khởi phát ở người trưởng thành có đặc điểm hung hãn chủ yếu dựa trên type HPV mà người bệnh mắc phải.

 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải Papilloma thanh quản

Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm virus u nhú ở người (HPV), nguyên nhân gây ra các tình trạng như ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục hay papilloma thanh quản bao gồm:

  • Có bạn tình mới;
  • Có nhiều bạn tình;
  • Có bạn tình không chung thuỷ (bạn tình của bạn có nhiều bạn tình khác);
  • Tuổi;
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu;
  • Vùng da bị tổn thương.
 

Papilloma thanh quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 6

Số lượng bạn tình là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm HPV

 

Phương pháp chẩn đoán & điều trị papilloma thanh quản

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm Papilloma thanh quản

Để chẩn đoán papilloma thanh quản, bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử cẩn thận, tập trung vào các triệu chứng hô hấp của bạn. Trong quá trình đánh giá, các yếu tố khởi phát, tiến triển của các triệu chứng, chấn thương hoặc thay đổi giọng nói cũng được chú ý. Bác sĩ có thể khai thác thêm các triệu chứng khác để chẩn đoán phân biệt.

Tiếp theo, bác sĩ có thể thực hiện nội soi thanh quản để xác nhận chẩn đoán. Nội soi thanh quản giúp cung cấp thêm thông tin về hình ảnh của thanh quản. Papilloma thanh quản, hay u nhú thanh quản được thấy dưới dạng các nốt lồi giống như quả nho, từ màu hồng đến trắng, có thể không có hoặc có cuống với lõi mạch máu trung tâm có thể được nhìn thấy được.

Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định papilloma thanh quản, cần có kết quả giải phẫu bệnh từ sinh thiết tổn thương có type HPV. Sự biến đổi ác tính của papilloma thanh quản thành ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xảy ra ở 1% đến 4% trường hợp và phụ thuộc chủ yếu vào type HPV. Mặc dù HPV type 6 và 11 thường dẫn đến papilloma thanh quản, nhưng vẫn có thể có HPV 16 và 18 nguy cơ cao.

Do bệnh diễn tiến lành tính nên thường không cần sử dụng các chẩn đoán hình ảnh như CT-scan, tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định hình ảnh học trước khi phẫu thuật.

 

Điều trị Papilloma thanh quản

Nội khoa

Tiêu chuẩn vàng của điều trị papilloma thanh quản là can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, các liệu pháp điều trị bổ trợ khác có thể được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc kháng virus;
  • Hoá trị;
  • Thuốc điều trị GERD (trào ngược dạ dày thực quản);
  • Liệu pháp quang động.

Tiêm ngừa HPV mặc dù là phương pháp phòng ngừa, nhưng gần đây cũng được chứng minh có thể là một liệu pháp điều trị bổ trợ. Việc tiêm ngừa HPV ở người bệnh papilloma thanh quản làm giảm đáng kể thời gian phẫu thuật, số lượng thủ thuật và gánh nặng bệnh tật cho người bệnh.

 

Phẫu thuật cắt bỏ u nhú là tiêu chuẩn vàng trong điều trị papilloma thanh quản

Phẫu thuật cắt bỏ u nhú là tiêu chuẩn vàng trong điều trị papilloma thanh quản

 

Ngoại khoa

Hiện nay chưa có thuốc chữa tiêu chuẩn cho papilloma thanh quản. Tiêu chuẩn vàng trong điều trị hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ u nhú và bảo tồn niêm mạc bình thường. Trong trường hợp có tổn thương đường thở, đặt nội khí quản có thể được sử dụng để tránh mở khí quản. Mở khí quản chỉ được thực hiện khi hoàn toàn cần thiết để bảo vệ đường thở.

 

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa papilloma thanh quản

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của Papilloma thanh quản

Vì papilloma thanh quản là một tình trạng mãn tính lâu dài, ngay cả khi phẫu thuật điều trị nhiều lần, các khối u vẫn thường quay trở lại. Do đó, để hạn chế diễn tiến của bệnh, bạn nên tuân thủ theo điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc tái khám thường xuyên để kiểm tra các dấu hiệu tái phát là cần thiết. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng hoặc triệu chứng của bạn trở nên trầm trọng hơn, theo dõi và điều trị kịp thời để ngăn các biến chứng liên quan như tắc đường thở do u nhú phát triển quá mức.

 

Phòng ngừa Papilloma thanh quản

Phương pháp phòng ngừa đặc hiệu:

Vắc xin HPV được sử dụng để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục liên quan đến virus HPV type 6, 11, 16 và 18 đã được phê duyệt để điều trị u nhú đường hô hấp tái phát, trong đó có papilloma thanh quản. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã khuyến nghị tất cả các bé trai và bé gái trong độ tuổi từ 11 đến 26 nên tiêm phòng vắc xin HPV. Nếu bạn từ 27 đến 45 tuổi, có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và không bị nhiễm HPV, bạn cũng có thể được hưởng lợi từ việc tiêm phòng HPV.

 

Phương pháp phòng ngừa không đặc hiệu:

Các phương pháp khác có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm virus u nhú ở người (HPV), là nguyên nhân dẫn đến papilloma thanh quản, như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (kể cả bằng miệng hay bằng đường hậu môn). Việc sử dụng bao cao su cũng có thể bảo vệ bạn tình của bạn nếu bạn bị nhiễm HPV. Nếu có quan hệ tình dục bằng miệng, ngoài việc sử dụng bao cao su, nên sử dụng miếng chắn răng khi quan hệ để không làm rách bao cao su.

Đang xem: Papilloma thanh quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng