
Tìm hiểu chung viêm amidan xơ teo
Viêm amidan xơ teo là gì?
Amidan là hai mô mềm nhỏ, nằm ở phía sau và 2 bên cổ họng của bạn. Bạn có thể nhìn thấy amidan của mình trong gương bằng cách há miệng và thè lưỡi.
Amidan là một phần của hệ thống miễn dịch và chúng giúp cơ chế chống lại sự tấn công của mầm bệnh bên ngoài. Khi amidan của bạn bị nhiễm trùng, chúng sẽ bị sưng và đau và việc nuốt có thể bị đau.
Viêm amidan thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Nó hiếm khi xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi. Hầu như chúng ta đều bị viêm amidan ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể tiến triển cấp, có thể mạn tính. Tuy nhiên hay bị tái phát và trong những đợt tái phát thường hay gây những biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ viêm amidan trung bình khoảng 10% dân số.
Viêm amidan xơ teo là một biến chứng của viêm amidan mạn tính kéo dài. Viêm amidan xơ teo có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cần liên hệ với bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Triệu chứng viêm amidan xơ teo
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm amidan xơ teo
Các triệu chứng phổ biến của viêm amidan xơ teo bao gồm:
- Đau hoặc ngứa họng;
- Khó nuốt;
- Amidan và cổ họng sưng đỏ;
- Đốm trắng trên amidan của bạn;
- Sốt cao;
- Sưng hạch bạch huyết (các tuyến ở hai bên cổ, phía dưới tai);
- Đau bụng hoặc nôn mửa (phổ biến hơn ở trẻ nhỏ).
Đau họng
Biến chứng có thể gặp phải khi mắc viêm amidan xơ teo
Người bệnh viêm amidan xơ teo nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Những biến chứng của bệnh bao gồm:
- Áp xe quanh amidan;
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ;
- Sốt thấp khớp;
- Viêm thận;
- Viêm khớp phản ứng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu và triệu chứng của viêm amidan xơ teo để được khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa mắc các biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân viêm amidan xơ teo
Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan xơ teo
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm amidan là do nhiễm virus. Những trường hợp viêm amidan do vi khuẩn cũng có thể xảy ra và thường có biểu hiện nặng hơn nhiễm virus.
- Viêm amidan do virus: Các loại virus như cảm lạnh thông thường và cúm gây ra tới 70% trường hợp viêm amidan. Những người bị viêm amidan do virus có biểu hiện triệu chứng nhẹ hơn so với những người bị viêm amidan do vi khuẩn.
- Viêm amidan do vi khuẩn (viêm họng liên cầu khuẩn): Streptococcus nhóm A là tác nhân gây viêm amidan do vi khuẩn thường gặp nhất. Những người không có amidan vẫn có thể bị viêm họng liên cầu khuẩn (trong trường hợp này, nó ảnh hưởng đến cổ họng của họ thay vì amidan). Nói chung, viêm amidan do vi khuẩn gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn viêm amidan do vi rút.
Một tác nhân gây bệnh có thể gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng, lại có thể do nhiều tác nhân gây ra. Bệnh thường bắt đầu bằng nhiễm virus rồi sau đó lại bội nhiễm vi khuẩn. Do vậy để có phương hướng điều trị đúng đắn, phù hợp ở từng vùng, từng thời gian cần làm xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
Ngoài ra viêm amidan có rất nhiều yếu tố nguy cơ như cơ địa, đặc biệt cơ địa tạng tân, các yếu tố thời tiết nóng ẩm, bụi, khói thuốc, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, kém dinh dưỡng,...
Virus là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm amidan
Nguy cơ viêm amidan xơ teo
Những ai có nguy cơ mắc phải viêm amidan xơ teo?
Viêm amidan xơ teo thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Tần suất mắc bệnh ở nam và nữ ngang nhau. Những người có sức đề kháng yếu cũng có nguy cơ mắc viêm amidan xơ teo.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm amidan xơ teo
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm amidan xơ teo:
- Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng.
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện dạng xịt hoặc hít khác,...
- Tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh viêm amidan.
Phương pháp chẩn đoán & điều trị viêm amidan xơ teo
Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm viêm amidan xơ teo
Để chẩn đoán viêm amidan xơ teo, bác sĩ tai mũi họng có thể tiến hành các bước thăm khám như:
- Kiểm tra cổ họng xem có bị đỏ và sưng tấy không.
- Hỏi về các triệu chứng khác mà bạn gặp phải, như sốt, ho, sổ mũi, phát ban hoặc đau bụng. Điều này có thể giúp họ loại trừ các tình trạng khác.
- Khám tai và mũi của bạn để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
- Sờ hai bên cổ để xem hạch bạch huyết có sưng và đau không.
Các xét nghiệm có thể được chỉ định như:
- Công thức máu: Đánh giá tình trạng tăng bạch cầu trung tính trong các trường hợp viêm amidan do tác nhân vi khuẩn.
- Phết họng: Xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm amidan.
Xét nghiệm máu
Điều trị viêm amidan xơ teo
Nội khoa
Điều trị viêm amidan xơ teo phụ thuộc vào nguyên nhân. Mặc dù các triệu chứng của viêm amidan do virus và viêm amidan do vi khuẩn có thể giống nhau nhưng phương pháp điều trị của chúng lại khác nhau. Điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Nếu nhiễm trùng của bạn là vi khuẩn thì sẽ được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như Penicillin, Clindamycin hoặc Cephalosporin. Điều quan trọng là phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ và uống đủ liều kháng sinh, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày. Nếu bạn ngừng dùng thuốc quá sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc lan sang bộ phận khác trên cơ thể bạn.
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ cũng có thể khuyên dùng thuốc giảm đau như Ibuprofen hoặc Acetaminophen để giúp bạn giảm đau họng.
Ngoài bạn có thể giảm các triệu chứng viêm amidan do vi rút và vi khuẩn tại nhà bằng cách:
- Uống nước ấm;
- Súc miệng bằng nước muối ấm;
- Ngậm viên ngậm trị đau họng.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau hoặc kháng sinh để điều trị viêm amidan xơ teo
Ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ amidan có thể được sử dụng để điều trị viêm amidan tái phát thường xuyên, viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan do vi khuẩn không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh.
Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu viêm amidan gây ra các biến chứng khó kiểm soát, chẳng hạn như:
- Khó thở khi ngủ;
- Thở khó khăn;
- Nuốt khó khăn, đặc biệt là thịt và các thực phẩm dai khác;
- Áp xe amidan không thuyên giảm khi điều trị bằng kháng sinh.
Phẫu thuật cắt amidan thường được thực hiện và được chăm sóc theo dõi ngoại trú, trừ khi con bạn còn rất nhỏ, có tình trạng bệnh lý phức tạp hoặc nếu có biến chứng phát sinh trong quá trình phẫu thuật thì mới chỉ định nằm viện theo dõi. Điều đó có nghĩa là con bạn sẽ có thể về nhà vào ngày phẫu thuật. Quá trình hồi phục hoàn toàn thường mất từ 1 đến 2 tuần.
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa viêm amidan xơ teo
Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của viêm amidan xơ teo
Chế độ sinh hoạt:
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên;
- Tránh máy lạnh hoặc quạt khó, giữ ấm vùng hầu họng vì không khí lạnh khô cũng gây kích ứng vùng hầu họng;
- Tránh khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
Chế độ dinh dưỡng:
- Uống nhiều nước, hạn chế uống nước lạnh, nên uống nước ấm vừa phải;
- Sử dụng các số loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn tốt như gừng, lá húng chanh, mật ong, chanh.
Nước chanh pha với mật ong có thể làm giảm các triệu chứng sưng đau của viêm amidan
Phương pháp phòng ngừa viêm amidan xơ teo hiệu quả
Cách phòng ngừa tốt nhất là thực hiện các phương pháp vệ sinh tốt. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa viêm amidan xơ teo:
- Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Không dùng chung ly uống nước, đồ dùng cá nhân;
- Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng hoặc sau khi chẩn đoán mắc bệnh viêm amidan;
- Chú ý vệ sinh răng, miệng, họng bằng cách súc họng đối với trẻ lớn, sát trùng mũi họng đối với trẻ nhỏ trong các vụ dịch;
- Chú ý giữ ấm vùng cổ ngực trong mùa lạnh đặc biệt khi thời tiết thay đổi;
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi;
- Tiêm chủng vắc xin đầy đủ;
- Tránh bụi, ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở người lớn hạn chế thuốc lá, rượu, bia.
Để giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus sang người khác, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ con bạn ở nhà khi bé bị ốm;
- Hãy hỏi bác sĩ khi nào con bạn có thể trở lại trường học;
- Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy;
- Rửa tay sau khi hắt hơi hoặc ho.
Viết bình luận