Uống Thuốc Nên Uống Nước Nóng Hay Lạnh?

Uống Thuốc Nên Uống Nước Nóng Hay Lạnh?

Uống Thuốc Nên Uống Nước Nóng Hay Lạnh?

Việc lưu ý về nhiệt độ nước khi uống thuốc rất quan trọng nhưng ít ai biết tới và lựa chọn phương án tốt nhất. Hãy cùng Sunrose tìm hiểu uống thuốc nên uống nước nóng hay lạnh? để cùng bảo vệ sức khoẻ nhé!

Uống thuốc bằng nước gì?

Tại sao phải uống thuốc với nước lọc?

Nước lọc được xem như là loại nước uống thuần khiết nhất. Thành phần của nước lọc bao gồm H2O, một số nguyên tố khoáng như Na+, K+ và 1 lượng nhỏ khí CO2 hoàn tan. Nước lọc có pH tương đối trung tính từ 6.5 – 8.5.

Hầu hết các thuốc đường uống khi được nghiên cứu tính ổn định về dược động học đều giả định loại nước người bệnh dùng khi uống thuốc là nước lọc. Do đó người dùng sử dụng bất kì loại nước nào khác đều đem đến nguy cơ thay đổi tác dụng của thuốc.

Điển hình như việc uống viên bổ sung sắt cùng với trà xanh. Trong trà xanh có chứa tannin – chất hữu có có nhiều nhóm OH liền kề, có thể tạo phức chelat với sắt. Khiến sắt không thể được hấp thu, mất đi dược tính. Hay uống sữa với kháng sinh quinolon làm quinolon tạo phức với Canxi và không thể hấp thu qua ruột non.

Khi bị sốt uống nước gì và uống như thế nào để nhanh hạ sốt? | Medlatec

Uống thuốc nên uống nước nóng hay lạnh?

Một điểm cần lưu ý khi uống nước lọc với thuốc đó là nhiệt độ của nước. Các bậc cha mẹ luôn cho rằng việc uống nước nóng luôn là tối ưu nhất vì “ấm bụng”. Tuy nhiên điều này chỉ phù hợp trong một số trường hợp.

Khi mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như sổ mũi, đau họng, ho, … Thì việc uống nước nóng sẽ làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Uống nước nóng cũng làm tăng tốc độ rã của thuốc, giúp tốc độ hấp thu thuốc nhanh.

Tuy nhiên, có rất nhiều thuốc rất kém bền với nhiệt độ cao và mất đi tác dụng. Điển hình là thuốc giảm đau Paracetamol, Vitamin C, Atorvastatin calcium, … Ở nhiệt độ cao, các chất này nhanh chóng bị phân hủy thành các chất không có hoạt tính trị liệu. Do đó, tưởng uống nước nóng là tốt nhưng lại làm giảm đi hiệu quả điều trị.

Nước lạnh lại có vẻ là loại nước được ưa chuộng do tạo cảm giác sảng khoái, mát mẻ. Tuy nhiên nếu uống nước quá lạnh hay nước đá, không chỉ nặng thêm các triệu chứng bệnh nhiễm khuẩn đường hấp mà còn làm chậm quá trình rã của viên thuốc. Khiến cho tốc độ hấp thu thuốc giảm.

Do đó, khi uống thuốc, tốt nhất nên uống nước không quá nóng hay lạnh. Mà lựa chọn loại nước có nhiệt độ bình thường (hay nhiệt độ phòng) trong khoảng từ 20 – 40 độ C. Vừa không làm ảnh hưởng tới thuốc, vừa giúp ổn định quá trình rã thuốc giúp thuốc hấp thu không quá nhanh hay quá chậm.

Uống thuốc không nên uống nước gì?

6 loại nước không nên dùng để uống thuốc

Quan niệm của chúng ta xưa nay là khi bệnh là cần phải bồi bổ. Hay khi bệnh thì còn thích ăn uống gì thì cứ ăn uống thứ đó cho mau khỏe. Thế nhưng ít ai biết được những thức uống hàng ngày có thể ảnh hưởng rõ rệt đến tác dụng của thuốc. 

6 loại thức uống không nên dùng để uống thuốc

Dưới đây Vivita sẽ cung cấp 06 loại nước không nên dùng để uống thuốc: 

  • Bia rượu và thức uống có cồn: cảm ứng men gan là tăng chuyển hóa thuốc dẫn đến tăng/giảm tác dụng của thuốc.
  • Trà: chứa thành phần hữu cơ có nhiều nhóm OH liền kề, tạo phức chelat với các ion kim loại đa hóa trị. Làm giảm độ hấp thu các ion kim loại này.
  • Cà phê: tác dụng kích thích thần kinh của caffeine có trong cà phê làm tăng tác dụng phụ của các thuốc tác dụng trên thần kinh trung ương.
  • Nước trái cây: tính acid của một số nước trái cây làm thay đổi pH đường tiêu hóa. pH làm thay đổi cấu trúc và khả năng hấp thu của nhiều loại thuốc.
  • Sữa: canxi trong sữa tạo phức chelat với nhiều thuốc có nhiều nhóm OH liền kề như Quinolon, Tetracyclin, …
  • Nước ngọt có ga: nước ngọt có ga có tính kiềm, làm tăng pH dịch tiêu hóa. Do đó làm gỉam hấp thu các thuốc có tính acid yếu như: Aspirin, Barbiturat, … 

Uống thuốc với nước ấm được không?

Nước ấm có thể là một lựa chọn khá tốt cho việc uống thuốc vì nước ấm làm cơ thể dễ chịu hơn. Tuy nhiên nhìn chung với các thuốc nhạy cảm với nhiệt độ, bệnh nhân nên uống nước ấm có nhiệt độ dưới 40 độ C.

Nước uống ảnh hưởng đến hấp thu thuốc thế nào?

6 loại thuốc tuyệt đối không được uống với nước nóng

  • Paracetamol: Cấu trúc của paracetamol có nhóm chức amid không bền, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Paracetamol bị phân hủy sẽ có màu hồng.
  • Vitamin C, B1, B2: Các vitamin này có tính oxi hóa mạnh do đó gặp nước nóng sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Như vitamin C thực chất có màu trắng, khi bị phân hủy sẽ chuyển sang màu vàng cam. Chính do tính chất này nên dạng bào chế của các viên C sủi hay có màu vàng cam để nhà sản xuất che dấu đi sự oxi hóa của hợp chất.
  • Kháng sinh beta lactam: Vòng lactam trong kháng sinh có cấu trúc là một amid vòng. Vòng không bền ở nhiệt độ cao.
  • Các thuốc dạng bào chế viên nang: Vỏ nang của thuốc sẽ tăng độ rã khi gặp nước nóng. Do đó nếu uống thuốc dạng viên nang với nước nóng, viên sẽ rã ra trước khi đến nơi nó được hấp thu tối ưu. Làm giảm độ hấp thu của thuốc vào cơ thể.
  • Thuốc dược liệu: Một số thuốc dược liệu chứa các thành phần là tinh dầu, nhanh chóng bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy uống thuốc dược liệu với nước nóng làm mất đi lượng tinh dầu này.
  • Probiotic: Probiotic là thực phẩm bổ trợ sức khỏe. Thành phần của probiotic là các lợi khuẩn đường ruột, chúng sống tối ưu ở nhiệt độ cơ thể người. Ở nhiệt độ cao các lợi khuẩn sẽ chết và mất đi tác dụng.

Đang xem: Uống Thuốc Nên Uống Nước Nóng Hay Lạnh?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng