Đau dạ dày (Bảo tử): Nguyên nhân, Triệu Chứng và Điều trị an toàn.

Đau dạ dày (Bảo tử): Nguyên nhân, Triệu Chứng và Điều trị an toàn.

1.Đau dạ dày (bao tử) là gì?

Đau dạ dày (hay đau bao tử) là bệnh lý chỉ tình trạng tổn thương, viêm nhiễm bên trong dạ dày. Điểm đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của những cơn đau ở khu vực thượng vị kèm theo tình trạng chán ăn, ợ chua, buồn nôn… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng phổ biến nhất là do viêm loét dạ dày, nhiễm khuẩn HP, lạm dụng thuốc Tây,...

7 thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

 

Là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn nên khi bị đau, dạ dày sẽ không thể thực hiện được đầy đủ chức năng vốn có của nó. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn để nuôi cơ thể, từ đó khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe và có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chứng đau dạ dày có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em cho đến người già. Chính vì vậy, việc chủ động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như biểu hiện của bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hữu hiệu và sớm nhận biết được bệnh ngay khi vừa mắc phải.

2.Nguyên nhân đau dạ dày thường gặp:

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn có thể mắc căn bệnh này vì một hay nhiều yếu tố kết hợp. 

Đau Dạ Dày (Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị AN TOÀN - Chi  tiết tin tức - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang

Chúng bao gồm:

  • Chế độ ăn thiếu khoa học: Bỏ ăn sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, nhai nuốt vội vàng, sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín kỹ… là những thói quen khiến nhiều người bị đau dạ dày.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Thuốc lá và rượu bia đều chứa chất kích thích độc hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Đây là những thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày ở nam giới.
  • Ảnh hưởng của thuốc tây: Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, không đúng cách hoặc kéo dài có thể khiến bạn gặp nhiều tác dụng phụ. Đau dạ dày là một trong những tác hại thường gặp nhất.
  • Nhiễm khuẩn, nấm và ký sinh trùng: Những tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, tấn công vào dạ dày dẫn đến viêm loét, sưng đau niêm mạc dạ dày. Thực tế có khoảng 80% trường hợp người bị bệnh lý về dạ dày được xác định là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây ra.
  • Căng thẳng quá mức trong thời gian dài: Stress gây tác động tiêu cực đến các dây thần kinh ở đường tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Sau một thời gian, sẽ gây ra các bệnh lý về dạ dày và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Biểu hiện của bệnh ung thư: Đau dạ dày được xem là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm ở dạ dày, tuyến tụy hay túi mật. kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như sụt giảm cân nặng, đi ngoài ra máu, ăn không tiêu, chán ăn.
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh những lý do ở trên, bạn còn có thể bị đau dạ dày do: ngộ độc thực phẩm, bất dung nạp với gluten, do các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, viêm tắc ruột, ảnh hưởng của xạ trị, hội chứng ruột kích thích…

Việc sớm phát hiện bệnh và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn có hướng điều trị, loại bỏ cơn đau khó chịu nhanh hơn.

3.Triệu chứng bệnh đau dạ dày 90% người bệnh mắc phải

Thực tế, người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên vẫn sẽ có những triệu chứng chung điển hình thường mắc ở người bệnh.

Đau Dạ Dày (Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị AN TOÀN - Chi  tiết tin tức - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang

Cụ thể:

  • Đau ở khu vực thượng vị: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực trên rốn. Bệnh càng nặng thì mức độ đau và tần suất bị đau thượng vị ngày càng tăng.
  • Bụng có cảm giác ậm ạch, ăn lâu tiêu: Thức ăn được đưa vào dạ dày sẽ lâu bị phân hủy khiến bạn có cảm giác ậm ạch khó chịu trong bụng mặc dù có thể đã ăn từ trước đó rất lâu.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Khi không được tiêu hóa hết, một phần thức ăn cùng với dịch vị dạ dày sẽ bị trào ngược lên trên thực quản gây kích thích buồn nôn, ói mửa, nhất là sau khi ăn xong.
  • Ợ chua, ợ hơi: Khí hơi sẽ sinh ra nhiều khi thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày. Nó cũng kích thích tiết ra nhiều axit hơn làm xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua khi bạn bị đau dạ dày.
  • Giảm cân: Tình trạng bệnh đau dạ dày sẽ khiến người bệnh bị giảm cân do ăn uống kém và không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn nạp vào.
  • Ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen: Triệu chứng này thường xảy ra ở những người bị viêm loét dạ dày nặng. Do tổn thương ăn sâu vào trong thành mạch khiến máu thoát ra ngoài ống tiêu hóa và trộn lẫn vào trong thức ăn gây nên hiện tượng nôn ói ra máu hoặc khiến phân bị đen, có mùi hôi thối bất thường.
  • Sốt: Nếu bạn bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn, hiện tượng nóng sốt có thể xảy ra.

4.Đau dạ dày có nguy hiểm không ?

Bệnh này được chia làm 2 giai đoạn phát triển gồm đau dạ dày cấp và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng xuất hiện đột ngột nhưng vẫn có thể chữa khỏi được sau một vài tuần. Sang đến giai đoạn mãn tính, cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ cũng nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, đau dạ dày kéo dài trong nhiều năm có thể khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng như:

+ Xuất huyết dạ dày 

+ Thủng dạ dày

+ Ung thư dạ dày

Đây đều là những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách điều trị đau dạ dày TỐI ƯU NHẤT

Để đưa ra được cách chữa đau dạ dày hiệu quả, trước tiên bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân gây bệnh ở mỗi cá nhân thông qua công tác thăm khám lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán như: Nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch vị dạ dày…

Dưới đây là những cách chữa phổ biến và được nhiều người bệnh áp dụng.

Dùng thuốc Tây y chữa đau dạ dày – lợi bất cập hại

Nhiều loại thuốc tây y có thể được chỉ định kết hợp để cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Chúng bao gồm:

  • Thuốc kháng axit dạ dày: Lansoprazole hay Omeprazol. Chúng có tác dụng làm giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày. Qua đó cải thiện các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, giúp tổn thương viêm loét ở dạ dày nhanh lành.
  • Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen hay Aspirin. Chúng được dùng cho các trường hợp có cơn đau dạ dày từ mức độ trung bình đến nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Người bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh có chứa các thuốc như Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole… Chúng thường được sử dụng kết hợp với thuốc ức chế bơm proton, thuốc Bismuth trong một thời gian nhất định để đảm bảo tiêu diệt sạch vi khuẩn Hp và các triệu chứng đi kèm.
  • Thuốc trị đầy hơi, ợ hơi: Bao gồm các thuốc chứa thành phần simethicon.
  • Thuốc chống buồn nôn: Được chỉ định phổ biến nhất là Pepto-Bismol
  • Các thuốc điều trị đau dạ dày khác: Thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, corticosteroid, thuốc chống co thắt dạ dày…

Sử dụng các thuốc đau dạ dày trên có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày nhanh chóng. Tuy vậy bạn nên thận trọng uống thuốc đúng liều lượng và đủ thời gian theo đơn bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ nguy hiểm.

Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể dùng thuốc tây để kiểm soát tốt các triệu chứng nhưng đồng thời sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ
Bệnh nhân bị đau dạ dày có thể dùng thuốc tây để kiểm soát tốt các triệu chứng nhưng đồng thời sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ

Chữa bệnh đau dạ dày bằng mẹo dân gian

Thời xa xưa, ông cha ta đã để lại muôn vàn bài thuốc dân gian trong đó bao gồm cả bệnh đau dạ dày. Dưới đây là một trong số bài thuốc chữa điển hình:

Dùng lá mơ chữa đau dạ dày:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá mơ (20 đến 30 g)
  • Cách làm: Rửa sạch lá mơ và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi để ráo nước. Sau đó ép hoặc giã nát lá mơ lấy nước nguyên chất.
  • Cách dùng: Uống trực tiếp hoặc pha thêm nước.

Chữa đau dạ dày bằng chuối xanh:

  • Chuẩn bị: Chuối tiêu xanh đã được rửa sạch
  • Cách làm: Cắt chuối xanh thành lát mỏng phơi thật khô rồi nghiền nát thành bột mịn và cho vào lọ dùng dần.
  • Cách dùng: Mỗi lần dùng 15g bột chuối xanh pha với nước ấm để uống hoặc trộn với mật ong để ăn trực tiếp. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần.

Chữa dạ dày bằng nghệ tươi và mật ong:

  • Chuẩn bị: Một củ nghệ tươi đã rửa sạch, mật ong
  • Cách làm: Gọt phần vỏ ngoài, sau đó giã nát và lấy nước cốt.
  • Cách dùng: Mỗi 3 thìa cà phê nước cốt nghệ pha với 100ml nước ấm và 2 thìa cà phê mật ong (tốt nhất là loại nguyên chất). Khuấy đều và uống sau ăn 30 phút.

Ngoài các cách kể trên thì dân gian còn khá nhiều cách khác, tuy nhiên thực tế các cách này đều được truyền miệng từ nhiều đời nên liều lượng cho đến cách thực hiện có thể đã bị sai lệch. Đồng thời các cách này chưa được Bộ y tế kiểm chứng sự hiệu quả. 

Các mẹo dân gian được người bệnh truyền tai nhau nhưng không thực sự được kiểm chứng
Các mẹo dân gian được người bệnh truyền tai nhau nhưng không thực sự được kiểm chứng

Tóm lại các mẹo dân gian chỉ phù hợp với bệnh nhân đau dạ dày mới bị khởi phát bệnh, triệu chứng còn nhẹ và mang tính hỗ trợ điều trị, không có công dụng đặc trị. Bệnh nhân nên tìm đến phương pháp chữa bệnh đặc hiệu và tối ưu nhất để kiểm soát bệnh kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

 

 

 

Đang xem: Đau dạ dày (Bảo tử): Nguyên nhân, Triệu Chứng và Điều trị an toàn.

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
Giỏ Hàng